.
Thứ bảy, 27 / 04 / 2024  
Trang chủ
Giới thiệu
Album
Diễn đàn
Liên hệ
 

 

Kỹ thuật
 

 


Khách online: 2
Tổng cộng: 2441724
 

KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ CHO TRẺ PHÒNG TRÁNH BẮT CÓC

 1. Hãy sử dụng mật khẩu: đơn giản thôi nhưng phải đảm bảo là bí mật

 Khi cho trẻ đi học hoặc gửi trẻ, cha mẹ hãy đưa ra một mật khẩu cho bé. Chỉ bố hoặc mẹ và người nào hay đón bé biết được mật khẩu này. Khi đón bé, hãy nói thầm mật khẩu vào tai để luyện cho bé thói quen. Đồng thời hãy dặn con nhớ rằng, dù người thân hay người lạ tới đón, con nhất định phải hỏi mật khẩu. Nếu người đón không nói được mật khẩu thì bé hãy ngay lập tức bỏ chạy và cầu cứu sự trợ giúp từ những người xung quanh.

2. “Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”:

Dạy bé cần lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ và nhanh chóng trở lại với người đang đi cùng bé. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kế của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dzụ dzỗ.

3.“Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”:

 Trong trường hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con. Ba mẹ nên nhắc đi nhắc lại trường hợp này hàng ngày,cho bé thực tập thử. Mình vẫn thường hỏi bảo bạn lớn nhà mình: “con hãy tưởng tượng có người lạ đang kéo tay con đi và kêu cứu thật to cho mẹ xem”. Tập riết sẽ thành phản xạ cho bé.

4. Không nói chuyện với người lạ: 

Ba mẹ cần dạy trẻ kĩ năng này và cho con biết khi có 1 ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người như là: cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên bảo vệ hoặc nhân viên cửa hàng để nhờ sự giúp đỡ.

5. Dạy trẻ để mắt tới...cha mẹ: 

Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc.Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.

6. Dạy trẻ tự phòng:

Nếu bé nhà bạn không biết võ, thì bạn cần phải hướng dẫn con những cách "phản kháng đơn giản" khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ và cố sức hét thật to: "Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi" để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi. Đá vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi người lạ.

7. Luôn luôn nhớ số điện thoại của ba mẹ:

Bạn hãy giúp bé nhớ thật chính xác số điện thoại của ba mẹ để đề phòng trường hợp xấu có xảy ra thì bé có thể nhờ bảo vệ, công an…gọi về cho ba mẹ. Ít nhất bé phải nhớ được 2 số của người thân trong gia đình. 

Bố mẹ hướng dẫn trẻ cách phòng chống bắt cóC 

Những cách dưới đây giúp trẻ thoát khỏi những kẻ có ý định bắt cóc, phụ huynh phải hướng dẫn hàng ngày.


ảnh minh họa

Thời gian qua, câu chuyện nghi án trẻ bị bắt cóc dấy lên sự lo lắng với nhiều người. Tại Tp.HCM thậm chí còn có nghi án 2 thanh niên giật con khỏi tay mẹ khi đang đứng bên đường. Cơ quan chức năng vẫn đang điều tra làm rõ những nghi án này liệu có phải là bắt cóc hay không. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ phụ huynh phải chú ý hướng dẫn để trẻ không mắc phải những tình huống như trên.

Không đi đâu với người lạ

Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thu Hương nhấn mạnh, chúng ta vẫn thường nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Cuộc sống không nói trước được điều gì, cho nên phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ khả năng để đối phó nếu xảy ra tình huống bị bắt cóc. Bản thân mỗi phụ huynh không nên chần chờ và suy nghĩ rằng, đó là chuyện của thiên hạ không có liên quan đến gia đình mình.

Chuyên gia cho rằng, phụ huynh phải nói rõ cho trẻ việc chỉ đồng ý lên xe hoặc đi với người thân hoặc cô giáo. Ngoài ra, tuyệt đối không được nghe lời dụ dỗ của người lạ để đi theo. Thực tế, các tên tội phạm lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, hồn nhiên của trẻ. 

"Phải hướng dẫn rõ ràng rằng, trẻ không nên ăn kẹo, uống nước, nhận đồ chơi của những người lạ đưa cho. Khi nhận xong rất dễ trẻ bị dụ dỗ ra chỗ vắng để lấy nữ trang hoặc đưa đi nơi khác. Khi có người lạ tiếp cận, trẻ phải chạy thật nhanh vào trường hoặc vào nhà, hoặc kêu lên...không nên tiếp tục câu chuyện", chuyên gia nói.

Ngoài ra, trẻ cần được hướng dẫn những kỹ năng này mỗi ngày. Phụ huynh đua ra các giả định về tình huống để nói trẻ phải làm gì, làm như thế nào...nhằm thoát khỏi âm mưu của kẻ có ý định bắt cóc. Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ, nếu đã tan học mà bố mẹ chưa đến nên đứng ở trong cổng trường, không ra bên lề đường. Khi đi bên vỉa hè, nếu có người lớn hỏi han hoặc bám theo phải nảy sinh nghi ngờ và chạy nhanh hoặc chạy vào nhà dân bên đường.

Nếu đoạn đường đó vắng phải kêu lên để người đi đường bị thu hút sự chú ý. Nếu kẻ gian bắt cóc phải vùng vẫy, kêu và hét lên để những người xung quanh giúp đỡ.

Nhớ số điện thoại gia đình

Còn với phụ huynh khi đón con về, nếu đi bộ phải nắm chặt tay con, cho trẻ đi vào phía trong vỉa hè. Không nên để trẻ đi sát lề đường. Nếu gặp tình huống bất ngờ phải tri hô để người dân xung quanh, người đi đường hỗ trợ.

Trẻ có thể bị lạc ở nơi đông người hoặc đi nhầm đường, do đó phụ huynh phải hướng dẫn cho trẻ biết chính xác về số điện thoại của gia đình, số điện thoại của bố mẹ, số nhà, tên đường, phường, nơi ở. Số điện thoại khó nhớ có thể ghi ra mảnh giấy và để trong ngăn cặp của trẻ.

"Một cách khác rất hiệu quả là phụ huynh ghi tên và số điện thoại lên cặp của con cũng là cách để người khác liên lạc khi không may trẻ bị lạc", chuyên gia Thu Hương nói.

Bên cạnh gia đình thì các trường học cũng phải có những bài học đơn giản về kỹ năng phòng chống bị bắt cóc. Các tình huống này có thể thể hiện dưới dạng tranh vẽ đơn giản, cụ thể và chi tiết giúp trẻ hình dung dễ dàng. Các kỹ năng không nên diễn đạt bằng câu chữ dài dòng làm trẻ khó hiểu.

Như nhiều lần khuyến cáo, phụ huynh không nên đưa ảnh con lên Facebook quá nhiều, đặc biệt tránh các thông tin như tên trường, lớp...không nên đưa họ tên đầy đủ cũng như số điện thoại của con. Đây có thể là điều gián tiếp khiến kẻ gian chú ý đến bé qua mạng xã hội.

Việc cung cấp các thông tin của con cái cần được cẩn trọng. Bởi nếu không cẩn thận, tội phạm có thể để ý, lần theo địa chỉ. Lúc đi đâu đông người phải nắm chặt tay con và thường xuyên để ý xung quanh.

Trường Mầm non X20 - Công ty Cổ phần X20
Địa chỉ: 35 Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 043.8644067 - 043.6658573
Email: mncongty20-tx@hanoiedu.vn

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |