.
Thứ năm, 02 / 05 / 2024  
Trang chủ
Giới thiệu
Album
Diễn đàn
Liên hệ
 

 

Kỹ thuật
 

 


Khách online: 1
Tổng cộng: 2447860
 

CÔNG TÁC RÈN NỀ NẾP, THÓI QUEN CHO CÁC BÉ ĐẦU NĂM HỌC

Trong các công tác đầu năm thì ổn định sĩ số, rèn nề nếp thói quen cho các con là việc làm vô cùng quan trọng. Việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này.

Có những bé lần đầu đến lớp, có bé sau 2 tháng hè cũng trở về trạng thái như mới ngày đầu đi học, có bé mới chuyển trường còn lạ cô lạ bạn, … tất cả đều trở thành nỗi trăn trở của các cô giáo chủ nhiệm nói riêng và của tập thể sư phạm nhà trường nói chung. Làm sao để trẻ đến lớp tự tin, hòa đồng, tích cực tham gia vào các hoạt động, để trẻ có những thói quen nề nếp tốt các giáo viên cần phát huy hết mình tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề mến trẻ và khả năng, kỹ năng chuyên môn sư phạm.

            Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, các cô giáo trường Mầm non X20 đã dần đưa các con vào nề nếp, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là 1 số phương pháp đã được áp dụng và có hiệu quả:

1. Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý.

Không nên ép trẻ vào nề nếp vội. Mới đầu giáo viên nên chiều theo ý trẻ. Để ý trẻ xem trẻ thích gì, muốn gì. Dần hiểu trẻ vì mỗi trẻ có 1 cách xử lý khác nhau...

Tìm hiểu tính cách của trẻ và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:

 - Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn

- Trẻ khá ngồi cạnh trung bình

- Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, cạnh cô giáo để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.

Cô động viên, khuyến khích sự tiến bộ đối với trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn. Ngoài ra, cô giáo cũng cần thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi đứng , xưng hô, cách chào hỏi , cách trả lời khi cần thiết.

 2. Làm tốt công tác chuẩn bị và sưu tầm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phát huy tính tích cực của trẻ .

Trong tất cả các hoạt động nói chung và hoạt động rèn nề nếp nói riêng thì đồ dùng đồ chơi đóng vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao kết quả trong giờ học.

Cô giáo thường xuyên sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn với trẻ về màu sắc, tính ngộ nghĩnh, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử đụng hợp lý và phù hợp với nội dung của từng độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với trẻ để thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn.

3. Nêu gương tốt các hoạt động trong ngày.

Ở lứa tuổi mầm non với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ còn bé hay tò mò thích bắt chước, cô giáo phải tôn trọng trẻ và hết sức công bằng sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, những không nên khen quá đáng và chê trách chung chung, nên các cô thường khen những gương tốt để trẻ bắt chước

 4. Rèn luyện nề nếp thói quen trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

Hàng ngày, trẻ đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, giờ vui chơi, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ mọi sinh hoạt là những hình thức mà trẻ được rèn luyện.

* Nề nếp thói quen học tập, vui chơi: 

- Rèn luyện và hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc ấy

- Trong giờ học trật tự, nghiêm túc, ngoan ngoãn thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô.

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện riêng, không khóc nhè hoặc châm chọc bạn trong giờ học. 

- Trẻ nhiệt tình hăng hái hoạt động tích cực.

- Trẻ chơi ngoan đoàn kết, biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn trong khi chơi.

- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không đập phá hoặc tranh dành đồ chơi của bạn.

- Trẻ hoạt động độc lập và tích cực hứng thú tại nhóm chơi.

* Nề nếp thói quen ăn, ngủ:

- Rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen trong ăn, ngủ điều độ đúng giờ giấc

- Tạo cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất không làm rơi vãi, không nói chuyện trong giờ ăn, biết rửa mặt và rửa tay trước và sau khi ăn

- Rèn cho trẻ có thói quen đến giờ đi ngủ, ngủ ngoan, ngủ đủ giấc, không nói chuyện và không chêu chọc bạn trong khi ngủ 

* Rèn thói quen vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ:

- Rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong sạch ở hàng ngày.

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo gọn gàng, biết mặc quần áo theo mùa

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, không ăn quà vặt, không uống nước lã, trước khi ăn biết rửa tay sạch sẽ.

- Trẻ biết cùng nhau tham gia giúp cô giáo một số công việc như: chải chiếu, cất gối, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định và không vứt rác bừa bãi.

5. Biện pháp thích hợp đối với những trẻ nghịch không nghe lời

- Đây chính là một trong những trường hợp khiến không ít các giáo viên mầm non đau đầu. Vậy làm sao để rèn nề nếp đối với các trẻ nghịch, không chịu nghe lời? Sự kiên trì, ngọt, dịu và tạo những trò chơi khen thưởng đó chính là câu trả lời.

Cô giáo có thể giao việc nhỏ cho bạn làm rồi khen bạn khi bạn làm tốt, nếu lớp đã vào nếp cô có thể giao cho bạn coi một nhóm bạn để bạn coi và nhắc nhở bạn mình, bạn đó sẽ phải tự làm gương và ngoan hơn.

6. Tuyên truyền vận động, phối kết hợp cô giáo và gia đình

Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Do vậy cô giáo nên tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đình. Giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ.

7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ:

Vì tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được an toàn, đựơc quan tâm và được yêu mến có thể coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. 

Có thể nói, trong nửa đầu tháng 8 đa số các lớp đã ổn định sỹ số lớp, trẻ đi vào nề nếp và hình thành được các thói quen, kỹ năng cơ bản và cần thiết. Điều này có ý nghĩa quan trọng và thiết thực cho nhà trường khi thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cả năm học.

 

 

Trường Mầm non X20 - Công ty Cổ phần X20
Địa chỉ: 35 Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 043.8644067 - 043.6658573
Email: mncongty20-tx@hanoiedu.vn

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |